Những thực phẩm ảnh hưởng đến chứng tăng động giảm chú ý

10:02, 16/02/2022
.
Rối loạn tăng động giảm chú ý không phải được chữa khỏi bởi bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào. Nhưng chế độ ăn uống có vai trò đối với sức khỏe của những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý. Cách nào tốt nhất để quản lý thói quen ăn uống nếu chẳng may mắc chứng bệnh này?
 
 
1. Chế độ ăn uống ảnh hưởng thế nào đến rối loạn tăng động giảm chú ý?
 
Không có đủ bằng chứng để kết luận rằng rối loạn tăng động giảm chú ý bị ảnh hưởng trực tiếp bởi chế độ ăn uống. Tất cả mọi người, cho dù họ có rối loạn tăng động giảm chú ý hay không, đều được hưởng lợi từ thói quen ăn uống lành mạnh. 
 
Một số nghiên cứu đã phát hiện ra tỷ lệ thiếu hụt dinh dưỡng cao hơn ở những người bị rối loạn tăng động giảm chú ý, đặc biệt là sắt, magie, kẽm, axit béo omega - 3, vitamin B2, B6 và B9…
 
Những thiếu hụt này có thể dẫn đến các triệu chứng tương tự hoặc làm tăng các triệu chứng của rối loạn tăng động giảm chú ý.
 
Tình trạng dị ứng thực phẩm hoặc không dung nạp, gây khó chịu nhưng không phải là phản ứng miễn dịch, có liên quan đến việc gia tăng các triệu chứng rối loạn tăng động giảm chú ý.
 
2. Nguyên tắc dinh dưỡng
 
Ăn một chế độ ăn nhiều trái cây và rau quả, thực phẩm tươi và nhiều lựa chọn lành mạnh nhưng ít thực phẩm chế biến sẵn, đường và muối...  là điều quan trọng đối với tất cả mọi người, cho dù có bị rối loạn tăng động giảm chú ý hay không. Sự cân bằng giữa carbohydrate, protein và chất béo cũng cần thiết để có chế độ dinh dưỡng tối ưu. Một chế độ ăn uống lành mạnh có thể cải thiện sức khỏe tổng thể và giảm khả năng thiếu hụt năng lượng có thể giúp điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý.
 
Rối loạn tăng động giảm chú ý có thể ảnh hưởng đến khả năng tạo và duy trì thói quen ăn uống lành mạnh của một người. Những người mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý có thể gặp rắc rối với các bước liên quan đến việc chế biến một bữa ăn lành mạnh tại nhà như nên nấu món ăn gì, chuẩn bị ra sao, các bước chuẩn bị để  chế biến, nấu ăn... Điều này có thể dẫn đến việc ăn các bữa ăn tiện lợi (chẳng hạn như thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm chế biến sẵn) hoặc ăn ở ngoài thường xuyên hơn.
 
Thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý cũng có thể ảnh hưởng đến chế độ ăn uống. Thuốc kích thích có thể làm giảm cảm giác thèm ăn. Khi dùng những thuốc này vào buổi sáng, một người có thể không đói vào bữa trưa và có thể bỏ ăn.
 
3. Chế độ ăn cho người rối loạn tăng động giảm chú ý là gì?
 
Nó có thể bao gồm các loại thực phẩm bạn ăn và bất kỳ chất bổ sung dinh dưỡng nào bạn có thể dùng. Tốt nhất, thói quen ăn uống sẽ giúp não hoạt động tốt hơn và giảm các triệu chứng, chẳng hạn như bồn chồn hoặc thiếu tập trung.
 
3.1 Dinh dưỡng tổng thể
 
Giả định rằng một số loại thực phẩm khi ăn có thể làm cho các triệu chứng của bệnh tốt hơn hoặc tồi tệ hơn. Khi đó, nên đưa ra lựa chọn ăn gì để tình trạng ngày càng tốt lên hoặc cũng có thể không ăn một số thứ.
 
3.2 Chế độ ăn uống bổ sung
 
Với kế hoạch này, cần bổ sung thêm vitamin, khoáng chất hoặc các chất dinh dưỡng khác. Ý tưởng là nó có thể giúp bạn bù đắp cho việc không nạp đủ dinh dưỡng và năng lượng thông qua những gì thực phẩm cung cấp cho cơ thể. Những người ủng hộ các chế độ ăn kiêng này cho rằng nếu không nhận đủ một số chất dinh dưỡng nhất định, nó có thể làm tăng thêm các triệu chứng của bệnh.
close
 
3.3 Chế độ ăn kiêng loại bỏ
 
Liên quan đến việc không ăn các loại thực phẩm hoặc thành phần có thể gây ra một số hành vi hoặc làm cho các triệu chứng của bệnh nặng nề hơn.
 
4. Ăn những thực phẩm bổ dưỡng
 
Bất cứ thực phẩm nào tốt cho não đều có khả năng tốt cho người bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý. Tùy từng người, có thể chọn các thực phẩm mình yêu thích như:
 
Chế độ ăn giàu protein: Đậu, pho mát, trứng, thịt và các loại hạt có thể là nguồn cung cấp protein dồi dào. Ăn những loại thức ăn này vào buổi sáng và bữa phụ sau giờ học. Nó có thể cải thiện sự tập trung và có thể làm cho thuốc điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý hoạt động lâu hơn.
 
Carbohydrate phức tạp hơn: Ăn nhiều rau và một số trái cây, bao gồm cam, quýt, lê, bưởi, táo và kiwi. Ăn loại thực phẩm này vào buổi tối, có thể giúp dễ ngủ, ngủ sâu giấc hơn.
 
Nhiều axit béo omega-3 hơn: Loại axit này có nhiều trong các loại cá béo như cá thu, cá mòi, cá ngừ, cá hồi và các loại cá trắng nước lạnh khác. Quả óc chó, quả hạch Brazil, dầu ô liu và dầu hạt cải là những thực phẩm khác có chứa những chất này.
 
5. Thực phẩm nên hạn chế
 
Người lớn và trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý có thể cảm thấy tốt hơn nếu hạn chế hoặc tránh những thực phẩm dưới đây:
 
Tinh bột: Giảm các sản phẩm làm từ bột trắng, gạo trắng và khoai tây bỏ vỏ như bột mì, bột ngô, bột gạo làm các loại bánh, khoai tây chiên,
 
Thực phẩm chứa chất tạo màu nhân tạo: Có thể khiến người rối loạn tăng động giảm chú ý trở nên hiếu động, bốc đồng và thiếu tập trung hơn nên cần hạn chế tối đa, đặc biệt là chất tạo màu đỏ và màu vàng. Những chất này có nhiều trong các loại bánh kẹo, đồ uống giải khát…
 
Thực phẩm chứa chất phụ gia: Như aspartame, nitrit, natri benzoat,… có trong mì chính, các loại thực phẩm chế biến sẵn (xúc xích, mì tôm, pizza, lạp xưởng,…)
 
Đường tinh chế: Nhiều người, đặc biệt là trẻ em bị rối loạn tăng động giảm chú ý trở nên hiếu động, thiếu tập trung hơn sau khi ăn kẹo hoặc các loại đồ ăn, thức uống chứa nhiều đường khác như siro, mật ong, nước giải khát, nước ngọt… Do đó, cần hạn chế cho trẻ ăn những loại thực phẩm này.
 
Các chất kích thích: Caffein có trong cà phê, sô cô la đen… khiến người tăng động khó ngủ, ghi nhớ kém, giảm tập trung chú ý và khả năng hoạt động trí não vào ban ngày.
 
Theo SKĐS
 

.